THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN EVFTA

Ngày 6/8/2020, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như: Tuyên truyền, phổ biến  thông tin về EVFTA và thị trường các nước EU; xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chủ trường và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Tăng cường thông tin về EVFTA và thị trường của các nước EU

Trong đó có việc củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại, đầu tư để các doanh nghiệp Việt Nam, có thể kịp thời nắm bắt thông tin, yêu cầu kĩ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước EU.
Nâng cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp; thông qua các hiệp hội doanh nghiệp nắm bắt, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, định hướng của hiệp hội đổi mới  văn hóa sản xuất, khởi nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của EU và quốc tế.

Nâng cao nâng lực cạnh tranh

Cùng với đó là xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi hiệp định; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa hiện đại hóa; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học – công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường; tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng; Thúc đẩy việc công nhận lẫn nhau về kết quả  đánh giá sự phù hợp với EU, đặc biệt là đối với sản phẩm, hàng hóa XK thế mạnh của Việt Nam sang EU.
Theo: VASEP